Một số người không muốn nhổ hai cái răng khôn vì sợ động chạm dây thần kinh, nguy hiểm tới tính mạng. Lợi hại của việc nhổ răng khôn thế nào, các bác sĩ sẽ cho lời khuyên cụ thể.
Khi nào thì nhổ răng khôn?
Theo GS.TS Trịnh Đình Hải, Giám đốc BV Răng Hàm Mặt Trung ương, răng khôn không có giá trị nhiều trong nhai thức ăn vì hầu như chiếc răng số 7 đã đảm nhiệm đủ. Nhưng chúng lại có thể gây nhiều phiền toái.
BS Trần Phương Bình (Nha khoa NewSmile) cho biết, người trưởng thành hàm răng có 28 chiếc răng, nhưng từ 18 - 25 tuổi sẽ có thêm 4 chiếc răng hàm mọc nữa - đó là răng khôn (còn gọi răng số 8). Do mọc cuối cùng trong miệng nên chúng thường không đủ khoảng trống để trồi lên, dẫn đến hiện tượng mọc ngầm, mọc lệch…
Không phải trường hợp nào cũng có chỉ định nhổ răng khôn. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng có thể giữ lại. Nhưng khi răng khôn mọc ngầm, mọc lệch sẽ khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu… còn dẫn đến các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng hơn như gây lung lay răng bên cạnh, gây xô lệch toàn bộ răng còn lại trong hàm… Khi răng bị mọc kẹt, bệnh nhân sẽ bị áp xe răng do thức ăn giắt lâu ngày không được lấy ra. Việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn vì răng khôn nằm vị trí sâu nhất của hàm răng. Nó sẽ khiến sưng viêm toàn bộ vùng răng, chảy mủ, nặng nữa biến chứng thành áp xe cơ cắn. Khi đó, bệnh nhân không há miệng được, chảy mủ trong răng.
Riêng với răng khôn thường mọc ở tuổi trưởng thành và dễ gây biến chứng do đặc điểm giải phẫu. Khi không được can thiệp kịp thời, các biến chứng thường gặp là làm hỏng tủy răng số 7, hoặc mất răng số 7 trong khi răng này có tác dụng rất quan trọng trong ăn nhai.
Bên cạnh đó là biến chứng đau, sưng, áp xe vùng hàm mặt, sau đó nặng hơn sẽ lan rộng xuống cổ, ngực, trung thất… gây khó thở, ngạt thở, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến hệ mạch máu, tim mạch… có thể gây tử vong.
Với những phụ nữ mang thai, răng khôn “dở chứng” trong giai đoạn này sẽ khiến thai phụ đối mặt với nhiều nguy cơ. Có trường hợp phải đình chỉ thai nghén.
Tránh biến chứng
Để tránh những biến chứng không đáng có, khi thấy răng số 8 mọc có vấn đề, thấy đau nên đi kiểm tra nha khoa sớm với những thăm khám, chụp phim X-quang để có xử trí kịp thời. Trường hợp bệnh nhân thấy triệu chứng như sưng đau, viêm nhẹ chỉ cần dùng kháng sinh, kháng viêm, vệ sinh răng miệng bằng thuốc có chất diệt khuẩn là có thể cải thiện những triệu chứng lâm sàng.
Bác sĩ thường chỉ định nhổ răng khôn khi nó mọc kẹt (răng không mọc lên được), mọc lệch, mọc ngầm… Bệnh nhân cũng nên cân nhắc nhổ răng khôn trong các trường hợp:
Răng khôn khiến bạn đau nhức, căng thẳng, không thể ăn nhai… ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Nhổ răng khôn để tránh gây viêm nhiễm và các bệnh răng miệng khác do quá trình mọc răng khôn gây tích tụ nhiều vi khuẩn, dễ gây sâu răng khôn hoặc sâu các răng lân cận.
Tất cả bệnh nhân khi cần can thiệp đều phải có chỉ định rõ ràng và kèm theo sự chuẩn bị chu đáo từ cơ sở y tế… Bởi nguy cơ mỗi công đoạn đều có thể có, bác sĩ cần phải được lường trước. Tại BV Răng Hàm Mặt Trung ương luôn có quy trình cụ thể như: Bệnh nhân phải đủ sức khỏe, không viêm nhiễm cấp tính trong cơ thể, tư tưởng thoải mái và đồng ý phẫu thuật. Nếu bệnh nhân có mắc bệnh lý tim mạch hoặc về máu cần phải có hỗ trợ, tham vấn từ bác sĩ chuyên môn. Hay với bệnh nhân từng sốc phản vệ, dễ bị dị ứng với thức ăn hay thuốc nào đó, bệnh nhân hen hoặc có người nhà có tiền sử dị ứng… bác sĩ sẽ có biện pháp thử thuốc gây tê, kháng sinh sau nhổ răng để giảm thiểu nguy cơ.
Theo GS.TS Trịnh Đình Hải, việc xử lý răng khôn không phải đơn giản vì vị trí của nó mọc là nơi đi qua của nhiều dây thần kinh hàm mặt khi nhổ không cẩn thận có thể ảnh hưởng các dây thần kinh này. Nếu nhổ răng khôn ở cơ sở vệ sinh kém có thể bị nhiễm trùng, có thể gặp phải là biến chứng nhiễm trùng hậu phẫu khi nhổ răng số 8.
Quy trình nhổ răng khôn là bệnh nhân được khám, khảo sát sức khỏe toàn thân trước nhổ răng; Chụp X-quang răng khôn (cần nhổ) để có hướng nhổ và điều trị; Xét nghiệm máu, công thức máu, xét nghiệm chỉ số đông máu và một số xét nghiệm chuyên sâu với người có tiền sử dị ứng và các bệnh lý khác. Bệnh nhân tim mạch, tiểu đường cần kết hợp với bác sĩ chuyên môn.
Hy vong các kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu tại sao phải nhổ răng khôn và cần lưu ý để tránh các biến chứng nguy hiểm. Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ Nha khoa Singapore Aesthetics theo số 19002194 hoắc ghé thăm Website để tham khảo thêm : https://singaporeaesthetics.com/
0 nhận xét :
Đăng nhận xét